Chiến thắng từ lòng dân

Thứ bảy - 30/04/2022 00:54
Những người trong cuộc của ngày chiến thắng 30-4 mới hiểu sâu sắc sự hy sinh vô giá của cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta và những đóng góp to lớn, thầm lặng của người dân hai miền Bắc-Nam. Đó là những nhân tố làm nên chiến thắng.

30 tháng 4 Lòng biết ơn không quên

Tôi đã chứng kiến ngày 30-4-1975 khi sát cánh cùng bộ đội khắp các ngả đường tiến vào Sài Gòn, đó là đông đảo người dân, những người thợ, các tăng ni, phật tử giữa lòng thành phố, lớp lớp cờ đỏ sao vàng, ảnh Bác Hồ, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam hòa trong tiếng hò reo vang mừng chiến thắng. Bất chấp nguy hiểm, nhiều người nhảy lên ô tô, xe pháo của bộ đội giải phóng quân. Nhiều binh lính ngụy cởi quần áo lính, chỉ còn mặc may-ô, cởi trần gia nhập hàng ngũ, trở về với nhân dân.

Các anh bộ đội khuôn mặt sạm nắng gió, hồ hởi với những nụ cười tươi vẫy chào thân thiết người dân. Đó là kỷ niệm đi suốt cuộc đời chúng tôi không thể quên, sâu đậm niềm hân hoan chiến thắng của toàn dân tộc, của mọi người dân.
Chỉ mấy chục phút sau khi bộ đội ta tiến vào Dinh Độc Lập, phía trước cổng dinh đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa người dân Sài Gòn với các anh bộ đội, những người lính giải phóng trẻ măng. Gương mặt ngỡ ngàng của các mẹ, các chị, những người thợ trở nên hồ hởi, hỏi thăm những đứa con, những người thân tham gia Quân Giải phóng hay bộ đội tập kết ra Bắc hôm nay có trở về thành phố không?
Giọng Bắc, giọng Nam, giọng miền Trung, tiếng Huế không trộn lẫn vào đâu được hòa trong câu chuyện... Những hình ảnh tôi đã bắt gặp 47 năm trước đúng như nhạc sĩ, nhà thơ Văn Cao đã viết trong "Mùa xuân đầu tiên":

Người mẹ nhìn con nay đã về

Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên

Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm...

Mùa xuân năm 1975 ấy, cùng với các phóng viên Thông tấn xã, anh Lâm Hồng Long, Hữu Quả, Trần Mai Hưởng, tôi và Hoàng Thiểm là hai phóng viên quân sự của Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị), chúng tôi đi theo mũi tiến công của Quân đoàn 2 cùng lực lượng vũ trang Trị Thiên. Mờ sáng 25-3, chúng tôi đã có mặt ở thành phố Huế.

Đó là ngày hội quân và dân trên mảnh đất cố đô. Trước cửa Ngọ Môn, chùa Thiên Mụ, dọc hai bên bờ sông Hương, lực lượng dân quân tự vệ nai nịt súng ống gọn gàng ngồi trên xe tăng, xe chở pháo vượt qua bờ nam cầu Tràng Tiền, học sinh, sinh viên trong tà áo trắng chạy xe máy bám theo đoàn xe chở bộ đội.

Chúng tôi đã gặp ở đây những gương mặt thân quen là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Phú Xuân, K8, K3, những đơn vị đã bám trụ chiến trường này trong những năm tháng gian khổ ác liệt nhất của cuộc chiến tranh, tôi luyện nên những phẩm chất kiên cường dũng cảm vì Tổ quốc, vì nhân dân của người chiến sĩ.

Bao nhiêu cơ sở cách mạng trong lòng thành phố Huế mới bộc lộ lòng dân luôn hướng về cách mạng mà sự hy sinh của bà con, cô bác cũng không kém gì nơi bom rơi, đạn nổ. Họ đã "lót ổ" bằng máu và nước mắt để làm nên chiến công của ngày chiến thắng...

Chúng tôi được biết, khi chúng ta giải phóng Huế, Nguyễn Văn Thiệu và một số tướng lĩnh ra Đà Nẵng thị sát tình hình chủ quan cho rằng phải mất một thời gian, Quân Giải phóng mới có thể tiến vào Đà Nẵng. Chúng chuyển gấp súng đạn từ kho Long Bình tăng cường cho lực lượng phòng thủ Đà Nẵng.

Kẻ địch đã bất ngờ trước quyết định của Bộ Chính trị phải chớp thời cơ nhanh chóng giải phóng các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ. Vẻn vẹn trong 3 ngày đánh địch trong hành tiến, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304, 325 cùng với xe tăng đã thần tốc tiến vào Đà Nẵng, đánh chiếm sân bay, căn cứ Hòa Cầm. Dựa vào nhân dân, dùng xe chở khách, một số đơn vị của Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 tiến vào Sơn Trà đánh chiếm quân cảng địch.

Các mũi tiến công của lực lượng vũ trang Quân khu 5 và quần chúng nổi dậy giải phóng Hội An. Đúng 8 giờ 30 phút ngày 29-3, các đơn vị chủ lực của Sư đoàn 304 đánh thẳng vào trung tâm thành phố, cắm lá cờ đỏ chiến thắng trên Tòa thị chính Đà Nẵng...

Vào những giờ phút đầu tiên ấy, trời lất phất mưa. Chúng tôi đã chứng kiến niềm vui khôn xiết của người dân, của lực lượng quần chúng nổi dậy cùng với bộ đội xe tăng, pháo cao xạ, bộ binh nhanh chóng làm chủ đường phố, các căn cứ, trụ sở hành chính của chính quyền Sài Gòn nơi đây.
 

Nhân dân Huế hân hoan đón chào thành phố được giải phóng

Ở đâu cũng có cơ sở cách mạng của mình đã trải qua thử thách, nay thêm "bám rễ, xanh cây", giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội trong hoàn cảnh vừa mới giải phóng, tưởng chừng địch-ta còn lẫn lộn. Mối quan hệ quân dân thân tình, cởi mở như làm tăng thêm sức mạnh của bộ đội ta.Trong những ngày đầu tháng 4 lịch sử năm đó, chúng tôi đã sống trong không khí chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở nhiều đơn vị của Quân đoàn 2, cũng như gặp gỡ, tiếp xúc với chính quyền cách mạng mới ra đời của các địa phương.

Đó là bản lĩnh chính trị tuyệt vời của Bộ đội Cụ Hồ trong công tác vận động quần chúng, không mơ hồ mất cảnh giác trước kẻ địch nhưng luôn coi người dân là chỗ dựa tinh thần không gì thay thế được. Bộ đội ta tranh thủ từng giờ, từng phút cùng với lực lượng vũ trang địa phương, cán bộ cốt cán xây dựng chính quyền cách mạng vùng mới giải phóng, động viên, tổ chức huy động lực lượng nhân dân tham gia phục vụ chiến đấu.

Dọc Quốc lộ 1, từ Đà Nẵng vào Nha Trang, Bình Thuận, Ninh Thuận tiến vào cửa ngõ Sài Gòn, bên cạnh xe ô tô của Đoàn 559, chúng tôi đã bắt gặp những đoàn xe khách của các địa phương vùng mới giải phóng chở bộ đội ta hành quân.

Các chiến sĩ mới nhập ngũ năm 1974 còn trẻ măng vừa mới qua huấn luyện mấy tháng. Lực lượng dự bị của chiến dịch được tung vào đội hình tiến quân. Nét mặt ai cũng hồn nhiên, hồ hởi. Họ không ngờ đã trở thành chứng nhân lịch sử của cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước.

Tôi nhớ lại câu nói của ông Tý Bồ ở Quảng Ngãi, vốn là một cầu thủ bóng đá của đội bóng Sông Vệ hồi kháng chiến chống Pháp. Ông ở lại và hoạt động trong lòng địch. Ngày giải phóng, ông phụ trách một tổ tiếp quản cách mạng ở quê hương. Gặp chúng tôi, ông cảm động, nói giọng từ tốn: "Bộ đội bây giờ hùng dũng và đẹp trai quá".

Cũng nhờ xe đò của người dân, tôi và anh Hoàng Thiểm theo sự hướng dẫn của Cục Tuyên huấn, chiều 28-4, chúng tôi đến sở chỉ huy tiền phương cánh quân hướng Đông Bắc ở trong cánh rừng cao su Xuân Lộc, cách chiến tuyến trong tầm đạn pháo.

Đồng chí Phạm Hồng Cư, lúc đó là Cục trưởng Cục Văn hóa, đặc trách công tác chính trị và sau đó, ngày 29-4, đồng chí Lê Khả Phiêu, lúc đó là Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 2, đã cho chiến sĩ liên lạc đưa chúng tôi đến Trung đoàn 66, mũi tiến công thọc sâu của Sư đoàn 304 đang phối hợp với Lữ đoàn Xe tăng 203.

Những trận đánh đã diễn ra ác liệt ở căn cứ Nước Trong trước đường tiến công của nhiều đơn vị trong sư đoàn để ra Đường 15 vừa kết thúc, kịp thời mở đường cho lực lượng Trung đoàn 66 đập tan toàn bộ quân phòng ngự của địch ở cầu Sài Gòn tiến vào thành phố...

Bề dày của các đơn vị trong mọi cánh quân tiến vào Sài Gòn năm 1975 ấy không thể kể hết. Tôi nhớ rất rõ ràng nhiều cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304, Lữ đoàn Xe tăng 203 có mặt trong Dinh Độc Lập hôm đó tôi đã gặp trong ngày giải phóng Đà Nẵng và 3 năm trước-năm 1972 đã chiến đấu kiên cường ở Quảng Trị. Nhập vào dòng chảy đó, tôi không thể quên trận tuyến của lòng dân.

Hành trình từ Huế vào Sài Gòn theo các đoàn quân, ở nơi nào cũng bắt gặp những gia đình, những bà mẹ yêu thương có con em đi chiến đấu đã bặt tin tức chưa trở về, nay mừng vui khi gặp các anh bộ đội như đứa con đẻ của mình. Rất lạ là nhiều binh lính ngụy quay về với cách mạng và mong muốn làm một việc gì đó có ích cho đất nước.

Tôi đã chứng kiến hàng chục binh lính ngụy đầu hàng ngồi xếp hàng trong Dinh Độc Lập ngày 30-4. Lúc đó tôi hỏi: "Ai có thể lái xe đưa tôi mang tài liệu phim ảnh về Hà Nội. Đây là thời cơ để phục vụ cách mạng". Thế là tất cả đều giơ cánh tay lên. Tôi đã chọn một trong số họ. Ngồi trong chiếc xe Zeep, tôi mới biết đó là Vũ Cự Long, quê ở Bình Định, là "công xa trưởng" lái xe dẫn đường cho yếu nhân của chính quyền ngụy Sài Gòn. Một mình Long lái xe từ chiều 30-4 đến rạng sáng 2-5 đưa tôi và anh Hoàng Thiểm về Đà Nẵng.

Trước khi rời Sài Gòn, theo yêu cầu nghiệp vụ, Long đã nhanh chóng đưa chúng tôi đến Bộ Tổng Tham mưu ngụy. Sân bay Tân Sơn Nhất còn mịt mù lửa đạn. Ngay tại đó, tôi đã chụp được hình ảnh nữ biệt động Nguyễn Trung Kiên (tức cô Nhíp) dẫn đường cho xe thiết giáp của Quân đoàn 3 đánh chiếm Tân Sơn Nhất...

Mới đây, tôi có dịp trở lại Thành phố mang tên Bác, gặp nhiều bà con, cô bác quen biết. Đã 47 năm trôi qua, nhưng khi nhắc đến ngày chiến thắng 30-4, câu chuyện không hề phai nhạt, khoa trương mà trở nên sôi nổi về những năm tháng hoạt động cách mạng, che tai mắt của kẻ thù, vượt qua bao thách thức, hy sinh, góp phần làm nên những chiến công đánh địch trong lòng thành phố hay ở vùng ven rồi lên chiến khu tham gia bộ đội chủ lực, trở về với mảnh đất này trong niềm vui bất tận của ngày toàn dân tộc giành độc lập, thống nhất đất nước.

Thời gian mãi còn lưu giữ bao hình ảnh của chiến thắng từ lòng dân.

Tác giả: Cổng hành chính công tỉnh Lâm Đồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
z4029370315185-31c1ffc5dcb8665f9fb77b413922ccce.jpg z4029370317903-6a9bdc16062ff2b39d550f025cab25d1.jpg z4029370321460-ca8263fca1c233400f8faddaaf7dffd2.jpg z4029370311248-1447b29e4b5273bb902b7ac820253697.jpg z4029370317522-52f5f1c45a92db1470ca853de663e900.jpg z4029370319031-3892a8bc3e3c1093333801e71d1a0d43.jpg z4029370322033-f45ec416bab4be02d7346344a72dbcf7.jpg z4029370325662-8a3726453252ac6edfe6ddd429d4a4c1.jpg z4029370326176-9e4ee3c8717c4c521548f83a694b6509.jpg z4029370326922-e89203f922144e95f6899774910ef275.jpg z4029370327847-bd507724b90300b4cbb17973062418f9.jpg z4029370329318-affae472eb4d736b3bbd24bf43d872d1.jpg z4029370331400-63b995fe8717401a0fab52717d14129a.jpg z4029370331864-38b00569560fa741835205382a2b99bc.jpg z4029370332513-eda802853863edb7abd59a7252d5821d.jpg z4029370332947-8f86c7116746a63385202caff6e5c75a.jpg z4029370335218-120747053f17621c2438a06a787a05f7.jpg z4029370335480-8a079097452e250b44168e6ecb638e0a.jpg z4029370338297-6b3d4a1c0eab2cdbc44cc23de7bf43a3.jpg z4029370338365-6b1bc8dba99ecc08fdd8bdf8eb2937c6.jpg
VĂN BẢN MỚI NHẤT

46-QĐ-BTCCT

Thể lệ cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng năm 2022

Thời gian đăng: 09/04/2022

lượt xem: 276 | lượt tải:293

402/PGDĐT

Tăng cường phòng chống dịch

Thời gian đăng: 03/01/2022

lượt xem: 457 | lượt tải:88

5069/BGDĐT-GDTC

Công văn 5069/BGDĐT-GDTC

Thời gian đăng: 22/11/2021

lượt xem: 469 | lượt tải:83

1639/SGDĐT-KHTC

1639/SGDĐT-KHTC

Thời gian đăng: 16/09/2021

lượt xem: 303 | lượt tải:111

01/2021/DTNT

Lịch trực Nội trú

Thời gian đăng: 17/09/2021

lượt xem: 363 | lượt tải:99
VĂN BẢN TỪ PGD
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay444
  • Tháng hiện tại14,120
  • Tổng lượt truy cập103,395
Tin tức trong ngành
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi