Trường PT DTNT THCS Lạc Dươnghttp://ptdtntlacduong.edu.vn/uploads/logo-truong.png
Thứ bảy - 20/11/2021 20:49
Dalat đã lập Đông! Sắc vàng Dã Quỳ đã tỏa ấm khắp muôn nẻo gần xa … … Gió heo may lành lạnh đã về! Cái lạnh Cao nguyên đủ cho ta xuýt xoa, để ta xích lại gần hơn!... ... Để ta nôn nao, dạt dào bao cảm xúc, bâng khuâng!
Và đặc biệt hơn, tháng Mười Một về, tháng của “Mùa Hiến chương Nhà giáo”, tháng của tấm lòng Tri ân “Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư”.Tháng của truyền thống “Tôn sư – trọng đạo”. Trong niềm hạnh phúc đó, Trường PTDTNT THCS HuyệnLạc Dương của chúng ta hôm nay còn được nhân lên gấp bội – khi năm nay, và hôm nay – Chúng ta vui mừng Tổ chức “Kỷ niệm 30 năm Thành lập và phát triển (1991-2021)”.
Về dự buổi lễ có cô Nguyện Thị Thủy - trưởng phòng Giáo dục huyện Lạc Dương và quý thầy cô là Công nhân viên, giáo viên về hưu.
Tại buổi lễ cô Hoàng Thị Cúc Huyền - Hiệu trưởng nhà trường đã ôn lại truyền thống 39 năm ngày nhà giáo Việt Nam.
Phát biểu của cô Nguyễn Thị Thủy - trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Dương và ôn lại truyền thống 30 năm thành lập trường của thầy Nguyễn Thành Tùng - Phó hiệu trường nhà trường.
Những tình cảm của Trương Văn Định qua những vần thơ mộc mạc mà thấm đậm tình cảm nồng nàn với mái trường PTDTNT THCS Lạc Dương cũng như đối với nghề dạy học trong ngày kĩ niệm 39 năm ngày nhà giáo Việt Nam.
Văn nghệ chào mừng 39 ngày Nhà giáo Việt Nam và 30 năm ngày thành lập trường Cô Nguyễn Thị Thủy - Trường phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Dương đại diện lãnh đạo địa phương gửi hoa chúc mừng 39 năm ngày nhà giáo Việt Nam và 30 năm ngày thành lập trường PTDTNT THCS huyện Lạc DươngCô Nguyễn Thị Thủy - Trường phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Dương gửi hoa chúc mừng HĐSP nhà trường
Ngược thời gian… theo dòng ký ức… Những năm Tám mươi về trước, Huyện Lạc Dương chưa phải là “miền đất hứa”. Điều kiện KT-XH chưa phát triển, đời sống nhân dân rất khó khăn. Trong muôn ngàn chuyện lo toan, Đảng và Nhà nước vẫn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Dù bộn bề thiếu thốn, nhưng ngành giáo dục huyện nhà, nhất là giáo dục bậc Tiểu học và THCS (hồi ấy gọi là cấp I, cấp II) lại rất được quan tâm - trường học gần như được phủ khắp các địa bàn của các xã từ khu vực trung tâm (Xã Lát) đến vùng sâu, vùng xa Đam’Mrông… … Tuy thế giáo dục Mầm non lại rất ít (chỉ khu vực trung tâm mới có, còn giáo dục phổ thông (cấp III) thì chưa có. Trong quá trình ra đời và phát triển, có thể phân thành 05 giai đoạn và gọi tên cho những giai đoạn như sau: